Hiển thị tất cả 4 kết quả

Rượu Sake – một phần văn hóa của người Nhật, một nét tinh hoa trong truyền thống ẩm thực xứ mặt trời. Người ta thường hay ví say men rượu Sake như cái cách bạn say trong men tình. Tại sao ư? Thực tế thì không ai giải đáp được điều này. Chỉ biết là nó dần trở thành một phần của cuộc sống, là lối sống văn hóa đặc biệt của người dân nơi đây.

Rượu Sake tồn tại như một lẽ dĩ nhiên trong nền văn hóa Nhật Bản
Rượu Sake tồn tại như một lẽ dĩ nhiên trong nền văn hóa Nhật Bản

Ruou Sake cũng tồn tại đặc biệt trong lòng người như cái cách mà người ta nhắc về những Samurai dũng mãnh của nước Nhật. Một loại rượu đặc biệt, không có loại nào có thể thay thế được.

1. Lịch sử về sự xuất hiện của rượu Sake

Nhắc đến rượu Sake chắc chắn ai cũng sẽ đoán được loại rượu này có nguồn gốc từ đâu. Nhưng bạn đã thực sự biết về  nó như cách bạn nghĩ? Dành cho những ai chưa biết đến rượu Sake nghĩa là gì?

Rượu Sake bao nhiêu độ? Sake theo như cái cách mà mọi người vẫn thường hay hiểu thì đây là một thứ rượu có nồng độ nhẹ. Nó được biết đến là rượu Nhật. Vốn là  một loại rượu truyền thống được nấu và chưng cất từ gạo.

Sự  xuất hiện của rượu Sake ở Nhật

Chưa có ai có thể xác định được rằng gạo được dùng để nấu rượu ở Nhật Bản bắt nguồn từ thời kỳ nào. Song theo dự đoán thì có lẽ rượu Sake Nhật Bản xuất hiện sớm nhất khi con người đã biết đến việc canh tác lúa nước. Khi công việc ổn định, mọi người đều biết về gạo và thu hoạch thì gạo mới được đem đi sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ lương thực.

Có một số thuyết đã nói rằng, phương pháp nấu rượu này được mang về Nhật từ vùng thuộc lưu vực sông Dương Tử. Nó được mang đến cùng một lúc với việc truyền bá cách canh tác lúa nước. Tuy nhiên cũng không ai nói điều này có thật hay không. Có rất nhiều những câu chuyện truyền tai nhau từ đời này qua đời khác về sự xuất hiện của rượu Sake Nhật. Nhưng vẫn chưa có câu chuyện nào nhận được nhiều sự ủng hộ từ cư dân Nhật.

Có một bản tài liệu “Đông Di Truyện” xuất xứ từ Trung Quốc có đề cập đến việc rượu xuất hiện tại Nhật Bản. Câu chuyện này có từ thời Tam Quốc được lưu truyền cho đến nay. Trong bản tài liệu này có đề cập đến Oa Nhân – cách mà người Trung Quốc thường hay gọi người Nhật. Câu chuyện này nói về tính ham rượu của người Nhật, họ cũng có luôn phong tục cứ mỗi lần uống rượu sẽ nhảy múa và ca hát.

Sake đối với người Nhật cực kỳ quan trọng và là một nét văn hóa cần phải được giữ gìn
Sake đối với người Nhật cực kỳ quan trọng và là một nét văn hóa cần phải được giữ gìn

Thế nhưng, câu chuyện này lại không nói rõ đến nguyên liệu làm ra liệu. Và đồng thời cũng không đề cập đến bất cứ phương pháp nấu rượu nào.

Rượu Sake Nhật và nguồn nguyên liệu

Có một bản tài liệu của Nhật có tên là Kuchikami no Sake có ghi chép về sự xuất hiện của loại rượu được nấu từ gạo đầu tiên. Trong cuốn sách “Ghi chép về phong thổ vùng Oosumi” (được viết vào khoảng năm 713 hoặc có thể muộn hơn) có nhắc về rượu gạo. Họ có phong tụ dùng gạo và nước ủ để qua đêm đến khi có mùi rượu thơm bay lên thì đem ra sử dụng. Dân làng gọi nó là Kuchikami no Sake.

Trong “Ghi chép phong thổ vùng Harima” (vào năm 716) đã có ghi chép chi tiết về cách nấu một loại rượu được gọi là Kabi. Khi đem ra so sánh, nó khá tương đồng với những phương pháp nấu rượu Sake bây giờ. Seishu, một thức uống gần tương tự với Sake cho đến hiện tại vẫn được Luật thuế về rượu coi là Nihonshu (Sake) của Nhật. Nó cũng được nhắc đến trong bản tài liệu ra đời năm 716 này.

Những kỹ thuật nấu rượu Sake từ thời kỳ Heian đã được thể hiện thông qua cách nấu rượu Hadaisen. Đây là một thương hiệu cực kỳ nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất rượu Soboshu. Loại rượu này được nấu chủ yếu tại các ngôi chùa. Haidensai đồng thời cũng được người dân Nhật Bản xem là loại seishu đầu tiên và cũng là loại Sake đầu tiên trên đất Nhật.

2. Quá trình sản xuất rượu Sake diễn ra như thế nào?

Thông qua sự tìm hiểu, quá trình sản xuất Sake – rượu Nhật Bản trải qua rất nhiều công đoạn để có thể đưa ra được thành phẩm cuối cùng. Người Nhật vốn rất kỹ tính và yêu cầu đòi hỏi cao cho mỗi sản phẩm mà mình đưa ra. Hơn nữa, Sake còn được coi là biểu tượng của ruou Nhat nên nó lại càng nhận được sự chú ý vô cùng đặc biệt. Mọi quá trình đưa ra đều được nghiên cứu và giám sát vô cùng kỳ công.

Thu hoạch lúa lúa gạo

Để sản xuất rượu Sake, người Nhật sử dụng những loại gạo ngon nhất là “Sakamai” và “Shuzoutekimai”. Hai loại gạo này hoàn toàn khác với các loại gạo hay ăn thường ngày về chất lượng cũng như tính chất của nó. Kích thước của gạo Sake lớn hơn so với gạo thường. Và các hạt gạo này sẽ bị vỡ ra thành những mảnh vụn nhỏ khi xát trắng. Ngoài ra, tỷ lệ lõi gạo được dùng để  làm rượu Sake cũng lớn hơn rất nhiều.

Xay trắng gạo (Seimai)

Ở công đoạn này sẽ tiến hành loại bỏ phần vỏ trấu cùng với lớp vỏ ngoài của gạo. Vì chúng có nhiều hàm lượng chất béo cùng protein sẽ làm giảm chất lượng của rượu. Gạo khi xay ra càng trắng thì rượu Sa Kê sẽ càng ngon hơn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này cần phải cẩn thận. Vì nếu xát gạo trắng quá mức sẽ khiến nó mất đi những tinh chất đặc trưng nhất của Sake..

Làm sạch gạo xay

Gạo sau được xay trắng sẽ đem đi làm sạch. Quá trình này sẽ giúp loại bỏ đi những lớp bụi bẩn bị dính ở  phía bên ngoài. Đối với các loại gạo thông thường được sử dụng sẽ được rửa chung bằng máy. Với các loại gạo cao cấp thì sẽ làm sạch bằng tay thủ công để đảm bảo được chất lượng cao cấp vốn có của gạo. Tính trung bình sẽ là 10kg/lần rửa loại gạo cao cấp.

Ngâm gạo

Quá trình ngâm gạo trong nước sẽ giúp cho gạo khi nấu thành cơm được chín đều và ngon nhất. Thời gian ngâm dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào loại gạo mà mình lựa chọn.

Nếu gạo xay càng trắng thì lượng nước hấp thụ vào sẽ càng cao và nó tác động mạnh mẽ đến hương vị của Sake.

Nấu thành cơm

Khi gạo nấu thành cơm, phần lõi sẽ mềm hơn lớp ở ngoài. Đây luôn là điều kiện tốt nhất cho nấm Koji hoạt động tốt nhất. Cơm sau khi được nấu chín được sử dụng cho 3 công đoạn tiếp: tạo nấm Koji, nấm men Shubo và Moromi (được dùng để lên men).

Tạo nấm Koji

Nấm Koji sẽ được rắc đều lên phần cơm đã được nấu chín. Mầm nấm Koji sẽ giúp tinh bột chuyển hóa thành đường trong thời gian nhanh hơn. Với công đoạn này, việc kiểm soát nhiệt độ vô cùng quan trọng. Nhiệt độ được mặc định rơi vào mức 30oC và độ ẩm đạt mức 60% trong vòng từ 2 cho đến 3 ngày.

Tạo nấm men Shubo

Nhà sản xuất sẽ chọn lựa các loại nấm men chất lượng tốt nhất cho quá trình lên men. Trước khi bắt đầu lên men, cần phải chuẩn bị seed mask bằng phương pháp gia tăng số lượng nấm men cao cấp cần dùng. Chúng sẽ trở thành chất xúc tác cho quá trình lên men rượu chính.

Tạo Moromi

Đây là giai đoạn lên men mẻ rượu chính. Ở công đoạn này Shubo sẽ được cho vào thùng lên men Moromi. Bên cạnh đó sẽ cho thêm nước, Koji cùng với cơm. Một tỷ lệ tiêu chuẩn được đưa ra là 8:2:13. Tất cả các thành phần này sẽ được chia ra làm 3 giai đoạn để đưa vào. Chúng sẽ kéo dài trong khoảng 4 ngày.

Ép lấy rượu Sake

Sau khi hoàn tất lên men, nhà sản xuất sẽ lấy một tấm vải mỏng để lọc Moromi. Nó sẽ giúp loại bỏ phần nấm men còn thùa và cơm. Còn lại chỉ là Sake nguyên chất. Có thể thực hiện công đoạn này bằng cách cho Moromi vào trong một chiếc túi vài. Sau đó sẽ dùng máy ép để ép lấy Sake nguyên chất.

Lọc rượu và khử trùng

Rượu Sake nguyên chất sẽ được đem đi lọc và tiếp tục loại bỏ đi những phần cặn để hình thành nên một loại rượu Sake trong suốt và tinh khiết nhất. Rượu Sake sau quá trình lọc cặn sẽ có màu đục đặc trưng của nó và gọi là nigori Sake.

Già hóa Sake

Quá trình già hóa Sake sẽ diễn ra trong khoảng từ 6 cho đến 12 tháng. Đa phần rượu Sake đều sẽ được lên men vào mùa  đông, già hóa trong mùa xuân và hạ. Đến mùa thu năm sau thì rượu chính thức được xuất xưởng.

Những chiếc thùng lớn được dùng để ủ Sake
Những chiếc thùng lớn được dùng để ủ Sake

Pha loãng

Thông thường, rượu khi mới làm xong sẽ có mức nồng độ từ 17-20%. Nhà sản xuất sẽ tiến hành pha thêm nước để làm giảm nồng độ của rượu xuống chỉ còn 15 – 16% rồi sau đó mới đem đi đóng chai.

3. Thước đo hương vị và các loại rượu Sake Nhật bản được phân loại như thế nào?

Để đánh giá về chất lượng của Sake, người Nhật có một hệ thống thước đo hương vị để phân loại Sake ngon hay dở. Sẽ có hai dạng cơ bản để đánh giá là Nihonshu Do và bảng nhận biết.

Thước đo hương vị Sake

Hai yếu tố cơ bản để đo lường hương vị được sử dụng nhiều:

Bảng nhận biết toàn bộ

Nồng độ acid và những yếu tố khác cũng sẽ có gây ảnh hưởng đến hương vị của Sake. Một ví dụ đưa ra: nếu nồng độ acid cao sẽ làm cho độ ngọt của rượu Sake bị giảm xuống. Vậy nên bảng thành phần (%) sẽ giúp cho nhà sản xuất đánh giá chính xác và đầy đủ hơn.

Nihonshu Do

Nihonshu Do là một dạng chỉ số cho biết được trọng lượng của Sake. Nó được quy định rõ ràng bởi thuyết đo lường.

Sake – các loại rượu Nhật Bản

Có khá nhiều cách để phân loại Sake. Nhưng ở Nhật, các nhà sản xuất thường sẽ phân loại dựa theo cấp độ của rượu. Một số loại Sake được biết đến như:

Sake được phân loại dựa vào cấp độ
Sake được phân loại dựa vào cấp độ

Daiginjo

Đây có lẽ loại Sake thượng hạng được đánh giá cực cao ở Nhật. hương vị của nó nhẹ nhàng và có phảng phất hương thơm của trái cây. Loại gạo cao cấp dùng để sản xuất ra Daiginjo. Nó được chà xát khoảng từ 50%-55% và từng công đoạn sản xuất diễn ra cực kỳ tỉ mỉ.

Junmai

 Loại Sake này không có bất kỳ yêu cầu chính thức nào về tỷ lệ chà xát gạo trắng. Junmai được đánh giá là một loại rượu Sake khá mạnh với vị acid khá nhẹ. Junmai được sản xuất 100% từ gạo, nước lọc tinh khiết cùng với men Koji.

Ginjo

Gạo dùng để sản xuất Ginjo thường được chà xát ở mức 60%. Hương vị rượu thơm và nhẹ tương tự Daiginjo có thêm một chút phức hợp.

Futsu shu

Tỷ lệ gạo chà xát không có yêu cầu cố định nào hết. Thường thì lượng rượu được thêm vào Ftu Shu cao  hơn so với honjozo.

Ngoài những loại trên thì Sake cũng có những loại khác như: Honjozo, Nigori, Nama, UmeShu, Sake ngâm ủ lâu, Sake sủi bọt.

4. Các loại đặc tính cần lưu ý trên nhãn chai ruou Nhat Ban

Một số những đặc tính sẽ có ở trên thông tin của nhãn chai giá rượu sake Nhật, chúng đực liệt kê ở phần dưới sau đây:

Genshu (Sake nguyên chất): Nồng độ ABV của loại này khá cao. Vị  nặng và khá khó uống do không pha loãng để giảm nồng độ.

Tezukuri: Đây là đặc tính của các loại rượu được thực hiện theo phương pháp truyền thống. Ví dụ như Junmai Shu và Honjozo Shu.

Namazake: Chỉ những loại rượu không được khử trùng trước khi được đem đi đóng chai.

Namachozo-Shu: Loại rượu được khử trùng chỉ 1 lần duy nhất.

Namazume-Shu: Trước quá trình trưởng thành loại rượu này sẽ được khử trùng 1 lần duy nhất ở giai đoạn này. (Tên gọi mới là Hiya-oroshi).

Ki-Ippon: Tức là Junmai-Shu chỉ được sản xuất duy nhất tại 1 hãng rượu.

Taruzake: Là loại Sake được đem đi ngâm ủ ở trong những thùng gỗ cỡ lớn. Sự phát trển của nó sẽ mang lại những hương vị khá đặc biệt.

Nigorizake: chỉ loại rượu bị vẩn đục chỉ được lọc thô qua 1 lần vải. Đó là lý do vì sao trong Sake vẫn sẽ còn tồn tại 1 ít cơm và men .

5. Cách uống giá rượu Sake Nhật Bản kết hợp món ăn và cách bảo quản

Nhìn chung ẩm thực Nhật Bản vô cùng phù hợp với hương vị của các loại rượu Sake Nhật Bản. Đặc biệt là đối với các món ăn truyền thống như Sashimi hay Sushi. Hai món này thì hợp với rượu Daiginjo, Honjozo dùng lạnh mức 5 đến 10 độ.

Honjozo có vị nhẹ thanh phù hợp với các món khai vị, salad. Rượu Honjozo có thể thưởng thức lạnh hoặc hâm nóng đều ngon.

Ngược lại Daiginjo thì phù hợp với các món ăn chính hơn. Nó phù hợp hơn khi thưởng thức lạnh.

Sake và nền ẩm thực phong phú của Nhật cực kỳ hợp với nhau
Sake và nền ẩm thực phong phú của Nhật cực kỳ hợp với nhau

Junmai có vị chua nhiều nên khá phù hợp khi thưởng thức với các món chiên rán nhiều dầu.

Nếu chỉ thưởng thức thông thường không kết hợp cùng ẩm thực thì đa số sẽ ngon hơn khi uống lạnh. Đặc biệt ngon với Genshu 20o uống vào mùa hè sẽ mang lại một cảm giác cực đã.

Cách bảo quản rượu Sake để  đảm bảo được chất lượng

Tất cả cá loại Sake sẽ được bảo quản tốt nhất để giữ nguyên hương vị vốn có ở trong phòng tối và nhiệt độ thấp (tương tự với rượu vang). Sake khi giữ  ở nơi có ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao sẽ khiến rượu bị bay hơi. Thời gian giữ rượu Sake lâu nhất là 1 năm để hương vị không bị biến thể. Ngoại lệ với các dòng Sake được ủ lâu năm.

Sake cần được bảo quản ở trong phòng tối và mức nhiệt độ lạnh để không bị bay hơi
Sake cần được bảo quản ở trong phòng tối và mức nhiệt độ lạnh để không bị bay hơi

Sake nếu đã khui thì chỉ nên uống trong vòng 1 tháng và vẫn nên giữ ở nhiệt độ lạnh không có ánh sáng.

6. Rượu Sake Nhật Bản bao nhiêu tiền? Rượu Sake Nhật Bản mua ở đâu?

Trên thị trường Sake thường có mức dao động trên dưới 2 triệu đồng cho 1 chai ở hạng mức phổ thông. Cao cấp hơn thì sẽ rơi vào khoảng hơn 4 triệu đồng. Và phân hạng bình dân nhất là dưới 1 triệu đồng. Đối với phân hạng nào thì Sake cũng đều có một chất lượng ngon nhất định. Phụ thuộc vào tình hình kinh tế của bạn để lựa được một loại rượu Sake như ý.

Quà Tặng Tinh Túy nơi cung cấp rượu Sake chính hãng chất lượng
Quà Tặng Tinh Túy nơi cung cấp rượu Sake chính hãng chất lượng

Nên mua rượu Sake ở đâu uy tín? Tại các sieu thi ruou ngoai TPHCM đều có bán Sake. Tuy nhiên chất lượng ổn định và giá thành đảm bảo nhất, hợp lý nhất thì nên đến với Quà Tặng Tinh Túy. Tất cả các mặt hàng từ Âu sang Á đều được bán chính hãng tại hệ thống cửa hàng. Cam kết sẽ mang lại cho quý khách hàng một món quà giá trị và chất lượng nhất.

Rượu Sake là một phần nét đẹp của nền văn hóa Nhật Bản. Chính vì vậy, thưởng thức Sake cũng là cách để biết thêm về nền văn hóa của xứ hoa anh đào ví dụ như ruou sochu Nhat Ban. Hãy đến với cửa hàng Quà Tặng Tinh Túy để được tư vấn mua hàng miễn phí. Quý khách có nhu cầu xin liên hệ theo địa chỉ liên lạc dưới đây để được tư vấn trực tiếp:

Tại Tphcm:

Quà Tặng Tinh Túy Quận 1: 59/7A Bis đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Thành phố HCM.

Quà Tặng Tinh Túy Phú Nhuận: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú nhuận, Thành phố HCM.

Tại Hà Nội:

Quà Tặng Tinh Túy Hai Bà Trưng: 860 đường Bạch Đằng, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Quà Tặng Tinh Túy Hoàn Kiếm:  515 đường Hồng Hà, phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Facebook Fanpage:

Passiwine – Quà Tặng Tinh Túy

Hotline miền Bắc: 0818.61.23.45

Hotline miền Nam0869.11.86.11